Lớp 6

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống trọn bộ cả năm giúp thầy cô tham khảo, để giao đề ôn tập cho học sinh của mình theo chương trình mới.

Qua đó, còn giúp các em luyện trả lời câu hỏi trắc nghiệm thật thành thạo, nhằm củng cố kiến thức Lịch sử 6 sách Kết nối ti thức với cuộc sống cho mình. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử, Địa lí 6 sách Chân trời sáng tạo. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Bạn đang xem: Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm)

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 6 sách Kết nối tri thức

Học kì 1

Câu 1. Ở Ai Cập, người đứng đầu nhà nước được gọi là

A. Pha-ra-ông.
B. En-xi.
C. Thiên tử.
D. Thiên hoàng.

Câu 2. Người Lưỡng Hà dựa vào đâu để làm ra lịch?

A. Sự chuyển động của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.
B. Sự chuyển động của Trái Đất quay quanh mình.
C. Quan sát mực nước sông lên, xuống theo mùa.
D. Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.

Câu 3. Cư dân Ai Cập cổ đại viết chữ trên

A. đất sét.
B. mai rùa.
C. thẻ tre.
D. giấy Pa-pi-rút.

Câu 4. Sự thống nhất các công xã đã dẫn đến sự ra đới của nhà nước

A. Ấn Độ.
B. Ai Cập.
C. Lưỡng Hà.
D. Trung Quốc

Câu 5. Cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại có điểm chung nào về thành tựu văn hóa?

A. Viết chữ trên giấy.
B. Tôn thờ rất nhiều vị thần tự nhiên.
C. Có tục ướp xác.
D. Xây dựng nhiều kim tự tháp.

Câu 6. Tại sao người Ai Cập giỏi về hình học?

A. Phải đo lại ruộng đất và xây dựng các công trình đền tháp.
B. Phải phân chia ruộng đất cho nông dân.
C. Phải xây dựng các công trình kiến trúc.
D. Phải xây dựng các công trình thủy lợi.

Câu 7. Kì quan duy nhất của thế giới cổ đại còn tồn tại đến ngày nay là:

A. Tượng thần Zeus.
B. Đền Artemis.
C. Kim tự tháp Giza.
D. Hải đăng Alexandria.

Câu 8. Một số vật dụng hay lĩnh vực mà ngày nay chúng ta đang thừa hưởng từ chính phát minh của người Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại là:

A. Dương lịch.
B. Hệ đếm 60.
C. Máy cày
D. Giấy papyrus

Câu 9. Sau khi vào Ấn Độ, người A-ri-a đã thiết lập chế độ

A. quân chủ chuyên chế.
B. cộng hòa quý tộc.
C. đẳng cấp Vác-na.
D. phân biệt tôn giáo.

Câu 10. Chế độ đẳng cấp Vác-na là gì?

A. Sự phân biệt về tôn giáo.
B. Sự phân biệt về trình độ học vấn.
C. Sự phân biệt về chủng tộc và màu da.
D. Sự phân biệt giàu – nghèo.

Câu 11. Chữ viết nào được sử dụng phổ biến nhất ở Ấn Độ cổ đại?

A. Chữ Ka-na.
B. Chữ Hán.
C. Chữ La-tinh.
D. Chữ Phạn.

Câu 12. Theo lịch của người Ấn cổ đại, sau bao nhiêu năm sẽ có một tháng nhuận?

A. 2 năm.
B. 3 năm.
C. 4 năm.
D. 5 năm.

Câu 13. Bra-man (tăng lữ) có vị thế cao nhất vì trong xã hội cổ đại vì:

A. Là những người đại diện cho thần linh, truyền lời của thần linh đến với loài người, nên được tôn trọng và có quyền lực.
B. Là người A-ri-a từ vùng Trung Á tràn vào.
C. Là người tạo ra chế độ đẳng cấp Vác-na.
D. Là người tạo ra những luật lệ hà khắc ở Ấn Độ.

Câu 14. Ấn Độ là quê hương của tôn giáo những nào dưới đây?

A. Hin-đu giáo và Phật giáo.
B. Nho giáo và Phật giáo.
C. Hin-đu giáo và Thiên chúa giáo.
D. Nho giáo và Đạo giáo.

Câu 15. Lãnh thổ Ấn Độ cổ đại chủ yếu bao gồm những quốc quốc gia nào ngày nay:

A. Ấn Độ, Ả Rập.
B. Ấn Độ, Băng-la-đét.
C. Pa-ki-xtan, Nê-pan.
D. Ấn Độ, Pa-ki-xtan, Nê-pan, Băng-la-đét.

Câu 16. Vì sao việc sáng tạo ra chữ số 0 được xem là quan trọng nhất?

A. Nền tảng văn hóa và tôn giáo của Ấn Độ.
B. Số 0 mang ý nghĩa tượng trưng cho sự bắt đầu
C. Một dấu chấm lớn
D. Phục vụ nhu cầu đời sống

Học kì 2

Câu 1: Một trong những thành tựu của nền văn minh Trung Quốc là

A. Vạn Lý Trường Thành
B. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng
C. Kim Chỉ nam
D. Sử kí của Tư Mã Thiên

Câu 2: Từ nhà Hán đến nhà Tùy, lịch sử Trung Quốc trải qua các triều đại và thời kì nào?

A. Tam Quốc, nhà Tấn, Nam-Bắc triều.
B. Nhà Tấn, Tam Quốc, Nam-Bắc triều.
C. Nam-Bắc triều, Tam Quốc, nhà Tấn.
D. Nam-Bắc triều, nhà Tấn, Tam Quốc.

Câu 3: Trong xã hội phong kiến Trung Quốc, nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy gọi là

A. nông dân tự canh
B. nông dân lĩnh canh
C. nông dân làm thuê
D. nông nô

Câu 4: Trong xã hội phong kiến Trung Quốc khi nhận ruộng, nông dân lĩnh canh phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ gọi là

A. thuế.
B. tô lao dịch.
C. địa tô.
D. cống phẩm.

Câu 5: Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến Trung Quốc là

A. quý tộc, quan lại – nông dân công xã
B. địa chủ – nông dân lĩnh canh
C. lãnh chúa – nông nô
D. tư sản – vô sản

Câu 6: Người Trung Quốc viết chữ trên

A. mai rùa
B. đất sét
C. giấy pa-py-rút
D. vách đá

Câu 7: Đại diện của phái Nho gia ở Trung Quốc là

A. Khổng Tử
B. Hàn Phi Tử
C. Mặc Tử
D. Lão Tử

Câu 8: Các nhà nước thành bang ở Hy Lạp là nhà nước

A. quân chủ chuyên chế
B. chiếm hữu nô lệ
C. quân chủ lập hiến
D. Đế chế

Câu 9: Ai là người nắm quyền hành trong tổ chức nhà nước đế chế ở La Mã?

A. Thiên tử
B. Viện nguyên lão
C. Ô-gu-xtu-xơ
D. Đại hội nhân dân

Câu 10: Đại hội nhân dân ở A-ten có vai trò:

A. Bầu cử ra các cơ quan, quyết định mọi công việc.
B. Đại diện cho thần quyền và vương quyền.
C. Chỉ tồn tại về hình thức.
D. Thực hiện các quyền hành pháp và lập pháp.

…..

>> Tải file để tham khảo toàn bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 6 sách KNTT (Cả năm)

Đăng bởi: Monica.vn

Chuyên mục: Giáo dục Lớp 6

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!